Kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông cho năng suất cao

Bí xanh là một trong những cây hoa màu đem lại lợi nhuận kinh tế, giúp ổn định đời sống, thậm chí là có thời điểm nó mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân. Và đây cũng là loại cây trồng được nhiều người nông dân ưa chuộng, bởi tiềm năng tiêu thụ trên thị trường rộng. 

Ưu thế là vậy, tuy nhiên không phải người nông dân nào cũng có kinh nghiệm trong trồng bí xanh, nhất là kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông lại là một vấn đề không phải là dễ dàng với nhiều người. Vậy trong kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông cần chú ý những gì để cây cho năng suất cao, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây:

Đặc tính của cây bí xanh

Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông chúng ta cần hiểu rõ về đặc tính của loại cây trồng này trước đã. Từ đó sẽ có những kinh nghiệm trong việc chăm sóc chúng cho từng mùa vụ khác nhau.

Với nông dân, bí xanh là một cây trồng không xa lạ gì. Bí xanh là loại cây thân leo, mềm, mọng nước. Nó thuộc họ bầu bí và có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết nắng nhiều, độ ẩm cao, nhiệt động dao động khoảng từ 24 – 280C. 

Bí xanh còn được biết đến là loại hoa màu có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng chịu được hạn khá, thuộc một trong những loại cây dễ trồng, chi phí cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng thấp hơn so với các loại hoa màu khác.

Về điều kiện thổ nhưỡng, bí xanh thích hợp với loại đất phù sa ven sông, có pH dao động từ 6,5-7,5. Đất thịt nhẹ là loại đất tốt nhất cho cây bí xanh sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, bí xanh cũng có thể trồng được trên đất thịt vừa, hơi nặng.

kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông

Về tác dụng dinh dưỡng, bí xanh được biết đến là một trong những loại thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc. Ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm chế biến bữa ăn hằng ngày, bí xanh còn được dung chế biến làm các loại nước giải khác, bánh kẹo, mứt. 

Đặc tính ưu việt của bí xanh là có lớp vỏ cứng nên có thể bảo quản lâu, vận chuyển tốt, tránh trường hợp dập, nát do những tác động từ sốc, va đập trong quá trình vận chuyển.

Về mùa vụ, bí xanh thường có 2 vụ mùa chính trong năm gồm: Vụ đông xuân từ tháng 12 đến tháng 2; Vụ thu đông từ tháng 8 đến tháng 11.

Kỹ thuật trồng cây bí xanh

Cây bí xanh được trồng từ việc gieo hạt. Muốn cây sinh trưởng thì việc lựa chọn hạt giống rất quan trọng. Kinh nghiệm từ nhiều nông dân cho thấy, hạt giống của bí xanh chúng ta có thể mua từ các cửa hàng bán hạt giống uy tín. Có một cách thủ công khác được nhiều nông dân sử dụng đó là tự nhân hạt giống từ các cây mẹ. Cụ thể, khi cây bí xanh cho những trái đầu tiên, người nông dân thường chọn những quả to, đẹp để làm giống, họ sẽ không thu hoạch những quả này khi đến lứa thu hoạch mà giữ lại trên cây để cho quả đủ già và chin. Từ đó, họ sẽ dùng những quả này để lấy hạt phơi khô, bảo quản và làm giống cho mùa vụ sau.

 Khi chọn hạt giống để gieo hạt ta nên chọn lọc thật kỹ càng, chỉ chọn những hạt to tròn, mẩy, đều nhau. Sau đó, chúng ta đem hạt ngâm trong nước ấm với thời gian khoảng 5-6 tiếng. Tiếp đó, mang hạt ra ủ đến khi thấy hạt nứt nanh, nảy mầm thì bắt đầu gieo trồng. Khi gieo trồng vào đất (ươm mầm), chúng ta cần thường xuyên theo dõi,  chen chắn cẩn thận tránh những tác động của môi trường như thời tiết nắng nóng hoặc mưa nhiều, chuột bọ phá hại sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ cây con sinh trưởng tốt của chúng ta. 

kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông

Về kỹ thuật làm đất: đất trồng bí xanh chúng ta nên phân luống và vét rãnh để tăng khả năng thoát nước, chống ngập úng. Một luống trồng có thể rộng khoảng 4 mét, riêng với rãnh thoát nước có thể rộng khoảng 40 cm với độ sâu khoảng 25 – 30cm. 

Trước khi đưa cây con vào đất, chúng ta cần làm đất tơi xốp, có thể pha trộn vào đất mùn trấu hay phân bón hữu cơ chẳng hạn. Sauk hi làm đất xong, chúng ta có thể đem cây con đã ươm trồng vào đất. Lưu ý, cây con sau khi ươm từ 10 – 15 ngày là có thể trồng vào đất. Đây là khoảng thời gian tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây.

Mật độ gieo trồng tốt nhất cho cây bí xanh là 1 hecta chúng ta có thể sử dụng từ 1 đến 1,2 kg hạt giống. Việc nắm bắt chắc kỹ thuật chung trong trồng bí xanh sẽ giúp cho bạn làm tốt kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông.  

Trồng bí xanh vụ đông cần quan tâm vấn đề gì?

Trên cơ sở những nguyên tắc chung của việc trồng cây bí xanh, bạn cần quan tâm kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông cần có những vấn đề đáng chú ý. Nếu làm tốt bạn sẽ thu hoạch được một mùa vụ với năng suất cao.

Với đặc tính là cây ưa ẩm trong kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông, người nông dân cần lưu ý đến thời điểm gieo trồng. Thời gian gieo hạt tốt nhất cho vụ này là 2 tuần đầu của tháng 9; những ngày cuối tháng 9 và 10 ngày của đầu tháng 10 là thời điểm nên đưa cây con ra ruộng.  

Với cây bí xanh trong vụ đông, chúng ta nên để cây bò trên ruộng, không nên cho cây leo giàn. Bởi thời tiết trong mùa vụ đông có các đợt gió hanh khô dễ làm cho lá bí bị khô táp khi leo giàn. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng ra hoa của cây và khả năng đậu quả thấp. 

kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông

Trước khi đưa cây con vào ruộng bí thì cần phải thực hiện khâu bón phân lót. Bí xanh là loại cây ưa phân chuồng hoặc các loại phân hoai mục. Vì vậy, bón lót cần chọn các loại phân này. Sau khi bón phân lót xong có thể đưa cây ra ruộng với mật độ vừa phải. Tiếp đó cần quan tâm theo dõi thường xuyên sự phát triển của cây trồng trên ruộng bí.

Trong kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông cũng cần quan tâm đặc biệt đến công tác chăn sóc cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng. Để cây bám đất nhanh, kích thích rễ phát triển tốt cần đảm bảo rằng chúng ta cung cấp đủ nước cho cây. Việc giúp bộ rễ phát triển tốt có tác dụng quyết định đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng trong mùa vụ. Bởi rễ là cơ quan giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng từ đất. 

Từ 2 đến 3 ngày sau khi đưa cây ra ruộng chúng ta có thể dùng phân lân pha loãng với nước để tưới cho cây. Song song đó. ở những thời điểm này chúng ta có thể dùng các chế phẩm sinh học phun xịt hoặc bổ sung vào đất nhằm giúp cây sinh trưởng nhanh hơn, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. 

Theo dõi thường xuyên để kịp thời dặm tỉa, bổ sung những cây chết bằng các cây con khác nhằm đảm bảo mật độ cây và hiệu quả năng suất trên cùng một diện tích. Theo dõi tỉa ngọn và tỉa bớt các nhánh để đảm bảo chất lượng mật độ cho trái của từng cây và năng suất của trái được đảm bảo. 

Khi cây bắt đầu ngả, bò thì dùng rơm, rạ phủ lên mặt luống nhằm giữ độ ẩm cho đất, giảm bớt cỏ dại mọc cũng như bảo vệ quả bí khi cây cho trái. Quả bí nằm trên rơm rạ sẽ hạn chế tình trạng thối trái do ảnh hưởng độ ẩm trong đất. 

Một điều đặc biệt lưu ý đối với kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông là luôn luôn đảm bảo được độ ẩm cho cây sinh trưởng tốt nhất. Có như vậy khi thu hoạch mới mang lại năng suất cao.

Kết luận

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi cung cấp đến các bạn một số thông tin về kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông cho năng suất cao. Hy vọng sẽ bổ sung cho các bạn thêm một số kiến thức, phục vụ tốt cho kỹ năng canh tác của mình. Chúc các bạn có một mùa vụ thắng lợi! 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *