Tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan 

Trụ sở cơ quan hay công ty là địa điểm quan trọng gắn với cơ quan, công ty đó trong suốt quá trình hoạt động và phát triển. Đây cũng là nơi liên lạc cho người có nhu cầu liên hệ tới cơ quan, công ty đó. Hơn nữa, tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan cũng rất quan trọng và phải tuân theo nhiều quy định của pháp luật. Hãy tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin dưới đây nhé!

1. Tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan

tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan

Trụ sở của cơ quan nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được đầu tư xây dựng:

+ Cơ quan nhà nước chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở cơ quan hiện có không đáp ứng được các điều kiện phục vụ việc làm việc của cán bộ theo đúng quy định. Trong khi Nhà nước không có trụ sở để giao và không nằm trong trường hợp thuê trụ sở làm việc.

+ Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc nhằm thực hiện yêu cầu cải cách hành chính

Trụ sở cơ quan được đầu tư xây dựng theo một trong các mô hình dưới đây:

+ Mô hình khu hành chính tập trung

+ Mô hình trụ sở làm việc độc lập

Khu hành chính tập trung được hiểu là tổ hợp các trụ sở làm việc được quy hoạch và xây dựng thành một khu vực tập trung để sắp xếp cho nhiều  tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng sử dụng. Hoạt động đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung không được diễn ra tùy tiện mà phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu:

+ Bảo đảm tính hiệu quả, tiết kiệm tối ưu, giảm chi phí hành chính và giúp cho các tổ chức và công dân thuận tiện trong giao dịch

+ Đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu hiện đại hóa công sở, đảm bảo phù hợp với quy hoạch hay kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị; đảm bảo phù hợp với định hướng biên chế được phê duyệt và tiêu chuẩn cũng như định mức về sử dụng trụ sở làm việc

+ Nguồn kinh phí để xây dựng khu hành chính tập trung sẽ được bố trí hợp lý từ ngân sách nhà nước, từ  nguồn vốn khác theo đúng quy định của pháp luật. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được sắp xếp trụ sở làm việc tại khu hành chính tập trung là bàn giao lại trụ sở làm việc ở chỗ cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực hiện việc đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan theo các phương thức:

+ Nếu theo mô hình khu hành chính tập trung: Giao cho tổ chức có chức năng để tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở làm việc 

+ Nếu theo mô hình trụ sở làm việc độc lập: Giao cho cơ quan nhà nước trực tiếp sử dụng hoặc tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc. 

Cơ quan, tổ chức được giao việc thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở phải đảm bảo đủ năng lực để thực hiện theo đúng quy định về xây dựng của pháp luật và pháp luật có liên quan.

+ Đầu tư xây dựng đảm bảo theo hình thức đối tác công tư

+ Phương thức khác theo đúng quy định của pháp luật.

Việc đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan theo hình thức đối tác công tư

+ Đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, về xây dựng, về đấu thầu. Trường hợp muốn sử dụng trụ sở làm việc hiện hữu của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích tham gia dự án thì cần cơ quan, người có thẩm quyền quyết định. 

+ Trách nhiệm của của cơ quan nhà nước đang quản lý trụ sở làm việc là theo dõi, báo cáo phần trụ sở làm việc đó được sử dụng nhằm mục đích tham gia các dự án trong quá trình thực hiện.

+ Nhà đầu tư có quyền quản lý, khai thác, sử dụng phần tài sản thuộc về nhà đầu tư đó trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển giao quyền quản lý, sử dụng, khai thác phần tài sản cho Nhà nước theo thỏa thuận trong hợp đồng dự  án và phải bảo đảm kỹ thuật vận hành công trình hoạt động bình thường, phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.

Nếu nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức cùng khai thác thì phải đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước trong khi khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư,

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và xác lập phương án xử lý đối với tài sản mà nhà đầu tư chuyển giao theo quy định của pháp luật. 

2. Một số thuật ngữ trong thiết kế công sở cơ quan

tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan

– Diện tích sử dụng

Là tổng diện tích bao gồm diện tích để làm việc, bao gồm diện tích bộ phận công cộng và kỹ thuật, diện tích bộ phận phụ trợ và phục vụ, tất cả được tính toán theo kích thước thông thủy.

+ Diện tích làm việc

Diện tích dành cho các phòng làm việc, được xác định dựa theo số lượng cán bộ, công chức trong biên chế và hợp đồng, không giới hạn thời gian làm việc của cơ quan, đơn vị theo quy định của Nhà nước.

+ Diện tích của bên công cộng và kỹ thuật

Bao gồm diện tích phòng khách, phòng họp, phòng tổng đài điện thoại, phòng tiếp dân, bộ phận thông tin, phòng quản trị hệ thống máy tính, phòng truyền thống, thư viện, kho lưu trữ, bộ phận ấn loát, thí nghiệm, ảnh, xưởng,…

+ Diện tích của bên phục vụ và phụ trợ

Bao gồm diện tích các sảnh chính, sảnh phụ, hành lang, nơi gửi mũ áo, thường trực bảo vệ, phòng y tế, bếp, căng tin, khu vệ sinh, xưởng sửa chữa thiết bị dụng cụ, phòng xử lý giấy loại, kho văn phòng phẩm, kho dụng cụ, …

Diện tích cầu thang, diện tích nhà để xe, phòng hội nghị và phòng hội trường không nằm trong diện tích bộ phận phụ trợ và phục vụ.

– Chiều cao thông thủy

Là chiều cao tính từ mặt sàn đến mặt dưới của kết cấu chịu lực hoặc lên đến trần đã hoàn thành. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến nhiều kiến thức cho bạn để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan. Chúc các bạn có những giây phút lướt mạng bổ ích!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *